Giáo dục hiện nay đang được ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin và chuyển đổi số mạnh mẽ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục rất hiệu quả trong thời điểm hiện nay – thời điểm ngoại cảnh có nhiều biến động. Chúng ta có thể thấy rõ được hiệu quả của giáo dục trực tuyến qua thời kỳ đại dịch Covid-19.
Xu hướng ứng dụng công nghệ trong dạy học ngày càng trở nên ngày càng phổ biến và trở thành lợi thế khi đánh giá một cơ sở giáo dục. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về xu hướng ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong dạy học.
Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin trong dạy học là gì?
Ứng dụng công nghệ vào công tác dạy học là việc sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giáo dục, giúp cho người học nắm giữ được vai trò chủ động hơn. Điều này đã làm thay đổi cách thức giáo dục một chiều truyền thống, không còn xuất hiện tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ cắm cúi trả lời và ghi chép một cách máy móc.
Ví dụ:
- Cách sử dụng truyền thống: Ứng dụng trình chiếu PowerPoint, sử dụng máy chiếu, kết hợp đa phương tiện vào trong bài giảng,…
- Cách ứng dụng mới: Dạy học thông qua nền tảng lớp học ảo, những khóa học trực tuyến, sử dụng tính năng bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard, trang bị màn hình tương tác thông minh ngay trong lớp học,…
Có thể thấy rằng việc ứng dụng công nghệ, lớp học đã và đang ngày càng sinh động, thu hút sự chú ý của người học hơn.
4 mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau:
- Mức 1: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu…, chưa sử dụng trong việc tổ chức những tiết học cụ thể của từng môn học.
- Mức 2: Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu hoặc một công việc nào đó trong cả một quá trình dạy học.
- Mức 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một chương trình học tập hoàn chỉnh.
- Mức 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào trong toàn bộ quá trình dạy học.
Ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
Tăng trải nghiệm hợp tác, trao đổi tri thức mọi lúc, mọi nơi
Với công nghệ, người học và người dạy có thể cùng nhau tham gia vào các diễn đàn, nhóm, lớp học tập để cùng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho nhau. Bên cạnh đó, người học có thể trả phí để tìm hiểu các kiến thức mới từ các khóa học trực tuyến, những buổi workshop trực tuyến trong và ngoài nước…
Dễ dàng thu hút người học trải nghiệm
Bài giảng sẽ được thiết kế trực quan cũng như sinh động hơn, nhờ điều đó mà người học có thể dễ dàng liên hệ với thực tế và bị cuốn hút vào trong bài học. Vì thế, người học sẽ chủ động hình dung và ghi nhớ nội dung bài, đồng thời tham gia tương tác, xây dựng bài, giúp hiểu bài học tốt hơn so với cách học truyền thống.
Tăng tính chủ động cho thầy và trò
Người dạy và người học không còn chỉ có thể gặp được nhau trong các buổi học trên lớp mà có thể trao đổi thông qua diễn đàn, nhóm lớp,… Khi bài giảng trên lớp được thiết kế sinh động sẽ giúp người học thường xuyên tương tác hơn, từ đó người dạy cũng dễ dàng truyền tải tốt hơn.
Phù hợp với nhiều phong cách học tập
Việc ứng dụng công nghệ sẽ hỗ trợ các nhóm người học đặc biệt có thể học thông qua nhiều phương thức khác nhau mà không còn chỉ gói gọn trong việc học văn bản từ sách giáo khoa.
Xây dựng được phòng học đa phương tiện
Hiện nay nhiều nhà trường đã trang bị các phòng học đa phương tiện (multimedia), mua sắm được nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại trên lớp, phần lớn các giáo viên ngoại ngữ đã chủ động tự mình mua sắm các trang bị máy vi tính đặc biệt là máy tính xách tay, các trường đã có máy chiếu đa chức năng (Multimedia projector) để phục vụ cho công tác giảng dạy. Nhờ đó mà quá trình giảng dạy và học tập trở nên thuận tiện và có hiệu quả hơn.
Giúp việc học tập không gián đoạn bởi ngoại cảnh
Hiện nay, bởi vì sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều cơ sở giáo dục buộc phải nghỉ học, dẫn đến việc gián đoạn trong việc dạy và học. Trong hoàn cảnh đó, hình thức dạy và học trực tuyến đã dần được ưu tiên để có thể tiếp tục hoạt động giảng dạy, theo đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng ngày càng tăng mạnh.
Hạn chế của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Đối với việc dạy học
Khó khăn trong thiết kế bài giảng
Người dạy sẽ cần phải bỏ ra thêm nhiều thời gian và công sức để làm quen và sử dụng công nghệ mới thành thạo, đặc biệt là với những ai ít tiếp xúc với công nghệ. Vì thế, để thuận tiện thì cơ sở giáo dục nên lựa chọn những thiết bị và phần mềm đơn giản, dễ sử dụng để cho người dạy có thể tập trung hơn trong việc giảng dạy.
Yêu cầu người dạy có sự sáng tạo
Người dạy cũng cần có sự sáng tạo để sắp xếp thứ tự giảng dạy sao cho thú vị và thiết kế bài giảng sinh động để thu hút nhiều được sự chú ý của người học. Bên cạnh đó người dạy còn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu công nghệ và ứng dụng vào bài giảng, cho nên sẽ tiêu hao rất nhiều thời gian để chuẩn bị bài hơn cách học truyền thống.
Yêu cầu về biết cách quản lý học sinh
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học bằng hình thức học trực tuyến gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút sự chú ý của người học bởi vì nhiều người dạy vẫn còn sử dụng cách giảng dạy một chiều từ lớp học truyền thống, gây nhàm chán. Ngoài ra, người học sẽ không bị theo dõi sát sao như ở lớp sẽ dễ bị phân tâm bởi mạng xã hội, Tiktok, YouTube,…
Đối với việc học
Trì hoãn, học chống đối
Việc cần phải tách bạch các sinh hoạt ở nhà và giờ học cũng có thể là khó khăn với nhiều học sinh. Nhiều học sinh vừa ngồi, nằm trên giường vừa học, kết quả là ngủ luôn trong giờ. Nhiều em cũng sẽ có xu hướng trì hoãn và dễ phân tán bởi một số yếu tố trong môi trường gia đình, không gian ở nhà.
Nhiều vùng thiếu thiết bị học tập
Nhiều gia đình có thu nhập thấp, không đủ khả năng để mua sắm cho con em các thiết bị công nghệ. Điều này có thể khiến học sinh giảm lòng tự trọng, giá trị nhận thức cá nhân và khiến các em trở nên lo âu, căng thẳng. Và đặc biệt là việc này làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học tập bởi vì bị thiếu thiết bị.
Thiếu sự tương tác trực tiếp với bạn học
Ngoài điều kiện vật chất thì nhược điểm của việc học trực tuyến đó là thiếu tính xã hội, học sinh không thể tương tác trực tiếp với bạn học chung lớp nên các kỹ năng sẽ khó phát triển.
Khó khăn chung
Gián đoạn kết nối mạng
Tình trạng gián đoạn mạng Internet ở nhiều nơi, thậm chí cả trong khu vực thành phố diễn ra khá thường xuyên. Điều này làm gián đoạn đường truyền giữa giáo viên và học sinh, gây mất tập trung cho học sinh cũng như thiếu hụt kiến thức do mất kết nối mạng.
Gián đoạn phần mềm/ứng dụng học tập
Bên cạnh kết nối mạng, các vấn đề liên quan đến phần mềm hay ứng dụng học tập cũng gây trở ngại rất nhiều đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác dạy và học. Để khắc phục được điều này cần phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian, cũng như phải phụ thuộc nhiều vào phía nhà phát hành.
Top phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Phần mềm Platform học trực tuyến
- Zoom Cloud Meeting: Phần mềm này vẫn luôn được đánh giá cao và phần mềm dạy học online phổ biến nhiều nhất ở trên thế giới. Không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực giảng dạy, Zoom còn thường xuyên được những doanh nghiệp sử dụng để tổ chức cuộc họp trực tuyến, thảo luận nhóm
- Google Classroom: Tiêu chí hoạt động của Google Classroom đó là tập trung vào 3 chức năng chính là giao tiếp, trao đổi tài liệu học tập và lưu trữ bài giảng. Đây cũng là 3 nhu cầu thiết yếu của cả giảng viên và người học.
- Skype: Skype là phần mềm sẽ cho phép người dùng có thể chat, call video hoặc là gọi điện thoại trên nền IP (Voice over IP). Hiện Skype đang dần được tích hợp với những dịch vụ khác của Microsoft (bạn có thể đăng nhập Skype bằng tài khoản Outlook). Chức năng cơ bản của Skype đó là chat (instant messaging), free call, chia sẻ màn hình…
Phần mềm xây dựng bài giảng online
- Powerpoint: Powerpoint là một phần mềm đã được sử dụng từ khá lâu, cho phép người dùng có thể soạn thảo trên những mẫu đồ họa có sẵn hoặc tự sáng tạo. Bài giảng sẽ dễ dàng tích hợp được cả các video, hình ảnh,… giúp minh họa trực quan hơn và thu hút thêm nhiều người học.
- Canva: Canva chứa nhiều mẫu đồ họa có sẵn thuộc về nhiều chủ đề khác nhau, đồng thời cũng có video, hình ảnh, GIF,… để giúp minh họa cho bài giảng. Người dùng có thể lưu trữ bài giảng ngay trên Canva hoặc tải về máy ở dưới dạng Powerpoint.
- myViewBoard: myViewBoard cho phép người dùng có thể sử dụng kho video, hình ảnh, GIF khổng lồ mà không phải lo lắng về vấn đề bản quyền. Ngoài ra, nền tảng này còn cho phép bạn tạo ra những trò chơi thú vị, giúp thu hút và tăng cao độ tương tác của người học.
Phần mềm quản lý cơ sở giáo dục
- Schoology: Đây là phần mềm cho phép xây dựng hồ sơ, quản lý bài giảng của người dạy cũng như bài tập của người học. Bên cạnh đó, Schoology còn giúp tạo ra một mạng xã hội giúp người dạy và người học dễ dàng chia sẻ kiến thức, kỹ năng và tương tác với nhau ngoài lớp học.
- Moodle: Hệ thống này còn giúp gửi thông báo từ trường đến người học nhanh chóng. Ngoài ra nó còn cung cấp các tính năng như thống kê điểm số, giao bài tập, đăng tải bài học, tạo bài kiểm tra, bài điều tra, khảo sát,…
- myViewBoard: Đây là một nền tảng quản lý hỗ trợ việc đánh giá mức độ tham gia của từng người học, có khả năng chia nhóm để giúp người học trao đổi, thảo luận với nhau. Thêm vào đó, người học còn có thể giơ tay mỗi khi muốn phát biểu, hệ thống sẽ gửi thông báo đến cho người dạy.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý giáo dục – Giải pháp giáo dục 4.0 hiệu quả
Phần mềm chống gian lận thi cử
- EduNow: EduNow sử dụng camera để quét khuôn mặt và chứng minh thư để xác nhận danh tính của người thi. Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu quét camera 360 độ để tránh trường hợp có người hỗ trợ.
- Azota: Đây là một phần mềm hỗ trợ chấm điểm và trả bài trực tuyến, ngoài ra còn được trang bị tính năng giám sát tự động. Nếu hệ thống phát hiện người thi chuyển tab, phần mềm sẽ giúp thông báo và ghi lại số lần thoát ra khỏi trang thi của người học và gửi đến cho giám thị coi thi.
Phần mềm lưu trữ dữ liệu giáo dục
- Google Drive: Đây là nền tảng cho phép người dùng có thể tải tệp lên, sắp xếp dưới dạng những thư mục và có thể tìm kiếm dễ dàng thông qua việc nhập tên tài liệu trên thanh tìm kiếm. Bên cạnh đó, nền tảng này còn cho phép thiết lập chế độ chia sẻ, người dùng có thể chọn chia sẻ cho những email cố định, chia sẻ cho một tổ chức hoặc là cho bất cứ ai có được đường link.
- OneDrive: Đây là một nền tảng lưu trữ thuộc Microsoft, cho phép người dùng máy vi tính tải và đồng bộ nhiều tệp tin trong máy lên điện toán đám mây.
4 kỹ năng giáo viên cần trang bị khi dạy học online
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Mạng Internet chứa đựng vô vàn thông tin, tuy nhiên không phải thông tin nào cũng đều đúng và phục vụ được mục đích tìm kiếm. Vì thế, người dạy cần trang bị những kinh nghiệm về việc xác định nguồn thông tin tin cậy, xác định chủ đề, nội dung tìm kiếm và từ khóa tìm kiếm phát huy hiệu quả nhất.
Kỹ năng thành thạo tin học văn phòng
Người dạy cần phải soạn bài giảng, giáo án, bài tập,… trên nhiều phần mềm soạn thảo. Vì thế nhằm nâng cao năng suất làm việc, người dạy cần học được các thao tác thường dùng, ít nhất phải thông thạo 3 ứng dụng là Word, Excel và PowerPoint.
Khả năng sáng tạo
Để tạo ra các bài giảng thú vị thì cần có sự sáng tạo của bản thân người dạy, cho nên có thể nâng cao khả năng này bằng việc tham khảo thêm từ nguồn Internet, tham khảo ý kiến người khác,…
Kỹ năng ứng dụng thiết bị công nghệ vào giảng dạy
Người dạy cần phải làm quen với những thiết bị công nghệ mới trong phòng học như màn hình tương tác thông minh, máy chiếu,… để có thể thuận lợi trong việc sử dụng và truyền tải tốt nội dung bài học.
Câu hỏi thường gặp về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Phần mềm giáo dục được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phần mềm nào?
Phần mềm quản lý giáo dục trực tuyến Mona eLMS được cung cấp bởi công ty lập trình uy tín Mona Media hiện đang là phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sở hữu đầy đủ các tính năng cần thiết mang đến giải pháp hỗ trợ hoàn hảo cho các trung tâm, trường học và các tổ chức, đơn vị giáo dục có thể số hóa nghiệp vụ, nâng cao khả năng quản lý thông qua việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào mọi quy trình.
Một số tính năng nổi bật của phần mềm giáo dục trực tuyến Mona eLMS:
- Học viên có thể dễ dàng, linh động đăng ký học online thông qua nền tảng phần mềm, hỗ trợ người học có thể chủ động hơn trong việc học
- Học phí có thể thanh toán qua hình thức trực tuyến tiện lợi, báo cáo, quản lý thu chi chính xác, doanh thu hiệu quả
- Quản lý dữ liệu, thông tin người học, dữ liệu đều được thống kê, lưu trữ đầy đủ một cách chi tiết nhất
- Quản lý mọi kết quả học tập, thành tích đạt được của từng học viên, phân loại và xếp hạng rõ ràng
- Hệ thống tính điểm qua ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng
Để hiểu rõ hơn về khả năng của phần mềm này các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Mona Media theo địa chỉ:
- Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P7, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 1900 636 648
- Email: [email protected]
>>Đọc thêm: Giải pháp phần mềm eLMS cho các cơ sở giáo dục
Ứng dụng học online phổ biến là ứng dụng nào?
Công nghệ thông tin càng ngày càng phát triển, và đồng thời cũng có nhiều ứng dụng học online ra đời, có thể kể đến một vài cái tên như Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom, Skype….
Hy vọng rằng bài viết trên đã cho bạn có được cái nhìn khái quát nhất của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy học. Qua đó có thể tìm cho mình một phương hướng để đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, đón đầu và giành được nhiều lợi thế từ chính xu hướng này.