Nếu bạn đang sở hữu các website thương mại điện tử thì việc không tích hợp bảo mật có thể làm cho doanh nghiệp bị mất số lượng lớn khách hàng tiềm năng và ảnh hưởng đến doanh số. Do đó, chứng chỉ SSL đã ra đời như một công cụ giúp tăng thêm tính an toàn của trang web của bạn.
Bạn có thể tìm hiểu kiến thức về chứng chỉ số SSL cũng như đầy đủ thông tin có liên quan đến thuật ngữ này thông qua bài viết do Xahoithongtin chia sẻ dưới đây nhé.
Khái niệm về chứng chỉ SSL là gì?
SSL hay Secure Sockets Layer được hiểu là một giao thức dùng để bảo mật Internet dựa trên mã hóa dữ liệu. Nó cho phép người dùng thiết lập kết nối được mã hóa an toàn giữa máy chủ web và trình duyệt web của máy khách.
Hiện nay, SSL được xem là một loại chứng chỉ hỗ trợ đảm bảo tất cả các dữ liệu đều được truyền qua lại giữa các máy chủ web và trình duyệt web không bị tách rời uy tín nhất.
Các phiên bản SSL phổ biến
Phiên bản Domain Validation – DV SSL
Đây là một dạng chứng chỉ để xác thực tên miền dịch vụ dành cho cá nhân với khả năng mã hóa công nghệ cao. Bạn chỉ cần yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền và quá trình xác minh cũng diễn ra rất nhanh gọn.
Bản Organization Validation – OV SSL
Organization Validation SSL được xem như chứng chỉ xác thực dành cho các doanh nghiệp sở hữu độ tin cậy cao. Việc xác thực này thường sẽ bao gồm quá trình xác minh quyền sở hữu tên miền và xác minh doanh nghiệp đăng ký.
Phiên bản Extended Validation – EV SSL
EV SSL là loại chứng chỉ dùng để xác thực mở rộng và có độ tin cậy cao nhất thường được áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức đang hoạt động. Chứng chỉ này buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chung trong quá trình xác minh doanh nghiệp.
Khi bạn truy cập vào Internet thì sẽ thấy chứng chỉ EV trên thanh địa chỉ browser xuất hiện màu xanh lá cây, đồng thời cũng sẽ xuất hiện tên doanh nghiệp sở hữu website. Yếu tố này có tác dụng gia tăng độ tin cậy đối với người dùng khi truy cập vào website doanh nghiệp.
Chứng chỉ Wildcard SSL – Wildcard SSL
Wildcard SSL thường dành cho những website khi có nhu cầu sử dụng SSL cho đa dạng các subdomain. Đặc biệt, Wildcard SSL cũng khác với những loại chứng chỉ khác là nó có thể chạy cho nhiều subdomain khác nhau và không bị giới hạn bởi một chứng chỉ SSL duy nhất.
Lý do cần sử dụng chứng chỉ số SSL
Tạo sự an toàn cho trang web
Những kết nối của bạn đều được bảo mật và bên thứ ba hoàn toàn không thể truy cập vào tất cả dữ liệu đó. Khách truy cập có thể tin tưởng vào trang web của bạn hơn nếu họ thấy kết nối HTTPS đảm bảo an toàn. Bạn nên hạn chế việc người truy cập của mình gặp thông báo là “Trang web này không an toàn.”
Nếu họ thấy thông báo này, họ chắc chắn sẽ tránh trang web của bạn ngay lập tức. Chứng chỉ SSL hỗ trợ người dùng tránh xa khỏi sự bất tiện này. HTTPS là điều kiện cho thấy trang web của bạn đã cài đặt hoàn tất chứng chỉ SSL.Nó giúp người dùng ngăn chặn những vi phạm bảo mật và nhận xác thực thứ cấp dưới dạng PKI.
SLL sẽ giúp gửi thông tin đến máy chủ khi tiếp nhận. Bằng cách này, dữ liệu không thể truy cập từ các thiết bị khác dù chúng được chia sẻ cùng một dịch vụ.
Khi bạn muốn cải thiện tính năng bảo mật của website của mình, bạn có thể mã hóa thông tin nhạy cảm thay đổi giữa thiết bị này sang thiết bị khác. Thông tin này có thể liên quan chi tiết đến thẻ tín dụng, mật khẩu hoặc ngân hàng.
SSL cung cấp khả năng xác thực cao
Khi bạn truy cập vào bất cứ trang web nào, đặc biệt là khi gửi thông tin hoặc tệp thông qua máy chủ, SSL sẽ đảm bảo rằng đó là trang web phù hợp và nó sẽ được chuyển đến đúng máy chủ. SSL đóng vai trò tương tự như công cụ chứng minh trang web của bạn không phải giả mạo.
Nó sẽ giúp người dùng chống lại các trang web lừa đảo vẫn cố gắng tạo được các thiết kế tương tự trang web của bạn và tìm cách lấy thông tin nhạy cảm cho vào đó.
SSL Certificate tạo được sự tin cậy về thương hiệu
Khi người dùng không thể điều hành cửa hàng thương mại điện tử, bạn vẫn cần có chứng chỉ SSL. Nó giúp tạo được sự tin tưởng của khách hàng với bạn hơn.
Nếu mọi người không tin tưởng thì cũng không muốn truy cập trang web của bạn hoặc mua hàng doanh nghiệp của bạn. Chứng chỉ SSL là yếu tố cho khách hàng thấy bạn quan tâm sâu sắc đến khách hàng.
Điều tốt nhất của chứng chỉ này là chúng có giá cả hợp lý và rất dễ cài đặt. Khi bạn cài đặt chúng trên trang web cá nhân, bạn sẽ thể hiện bản thân là một thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín và đang quan tâm quyền lợi khách hàng của mình.
Chứng chỉ SSL hỗ trợ SEO tối ưu
Khi người dùng đã cài đặt chứng chỉ SSL, Google sẽ cải thiện thứ hạng của bạn trên mục công cụ tìm kiếm. Lợi ích SSL bao gồm những thông số xếp hạng SEO. Do đó, trường hợp bạn đang gặp vấn đề liên quan đến xếp hạng trang web thì nên kiểm tra trang web đã cài đặt SSL chưa.
Nâng cao tốc độ trang web
Nhiều người dùng thường quan niệm chứng chỉ SSL làm chậm tốc độ của trang web. Tên thực tế, HTTPS giúp trang web của bạn có thể được tải nhanh hơn thay vì làm chậm nó. Nó sẽ được cải thiện hiệu suất tối ưu hóa và quảng bá sản phẩm của trang web.
Giá cả phù hợp
Khi bạn mua bản quyền chứng chỉ SSL sẽ không mất quá nhiều chi phí. Bạn có thêm hàng trăm lựa chọn với giá cả vô cùng phù hợp. Dịch vụ lưu trữ sẽ cung cấp cho bạn chứng chỉ Secure Sockets Layer với mức giá chiết khấu từ các nhãn hiệu và loại khác nhau.
Cài đặt chứng chỉ SSL cực kì đơn giản
Người dùng không cần phải là chuyên gia có kỹ thuật cao mới có thể cài đặt chứng chỉ SSL. Bạn chỉ việc tiến hành thông qua các bảng điều khiển thông qua vài cú nhấp chuột hoặc liên hệ một số đơn vị cung cấp công cụ cài đặt SSL. Thường có thể thay đổi HTTP thành HTTPS thông qua các thao tác sau:
- Tiến hành mua chứng chỉ SSL và nhờ nơi mua cài đặt các chứng chỉ vào máy.
- Thay đổi những thông tin liên kết từ HTTP sang HTTPS.
- Bạn sẽ chuyển hướng lưu lượng truy cập của bạn đến liên kết đã sửa đổi nhằm tăng thêm tính an toàn cho khách hàng.
- Bạn cần cập nhật các công cụ Phân tích và Search Console để theo dõi hoạt động trang web.
Cách kết nối SSL/TLS với Website WordPress như thế nào?
Bạn muốn thực hiện kết nối bảo mật SSL với trang web WordPress thì hãy thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Bạn hãy đăng nhập WordPress
- Bước 2: Chọn vào nơi Settings -> General
- Bước 3: Lúc này ở mục WordPress Address và Site Address thì bạn sửa http thành https
- Bước 4: Lưu lại và kiểm tra xem liệu bạn đã thêm chứng chỉ SSL thành công hay chưa.
Cách kiểm tra chứng chỉ SSL của website trên máy tính
Nếu như bạn đang truy cập trang web bằng máy tính, bạn có thể kiểm tra chứng chỉ bằng một số cách sau:
Kiểm tra trong trang Chrome 56
- Bước 1: Bạn hãy bật công cụ phát triển lên bằng phím tắt ( Ví dụ như: Windows và Linux sẽ dùng Ctrl + Shift + i/F12). Hoặc bạn có thể bật menu Chrome rồi đến Công cụ khác, chọn vào Công cụ dành cho nhà phát triển.
- Bước 2: Khi đã tìm thấy công cụ dành cho nhà phát triển nằm trên menu thả xuống thì bạn chọn vào tab Bảo mật (dòng thứ 2 bên phải đếm qua) và cài đặt mặc định.
- Bước 3: Chọn vào Xem chứng chỉ để tìm tất cả những thông tin khác về HTTPs/SSL.
Kiểm tra chứng chỉ SSL trong tab Chrome (từ v.60+)
- Bước 1: Truy cập vào trang website cần kiểm tra SSL.
- Bước 2: Bạn click vào ổ khóa màu xanh lá cây ở trên thanh địa chỉ.
- Bước 3: Bạn sẽ thấy có một cửa sổ đang được mở ra “Connection is secure”, bạn chọn vào “Certificate (Valid)”.
Sau đó, bạn thấy cửa sổ sẽ hiển thị ra chứng chỉ của website đó. Bạn có thể xem chi tiết về chủ đề, thời hạn hiệu lực, thuật toán,… đầy đủ.
Kiểm tra trong ứng dụng Firefox
- Bước 1: Truy cập vào trang web có hỗ trợ HTTPs rồi nhấp vào biểu tượng ổ khóa của thanh địa chỉ web.
- Bước 2: Một list thả xuống giúp bạn xem được những thông tin về cơ quan cấp chứng chỉ (CA) đã cấp SSL Certificate.
- Bước 3: Bạn click chuột vào mũi tên nằm phía bên phải danh sách được thả xuống.
- Bước 4: Một cửa sổ khác bật lên cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về chứng chỉ SSL của trang web.
Thông qua các thông tin bên trên thì chắc hẳn người dùng đã nắm rõ các thông tin liên quan đến chứng chỉ số SSL. Bạn nên theo dõi và cài đặt nếu bạn cũng đang có website cho riêng mình nhé vì chứng chỉ Secure Sockets Layer sẽ rất quan trọng trong việc thúc đẩy trang web bạn phát triển một cách vượt bậc đấy.