Internet of things hiện tại đang phát triển nhanh chóng và trong tương lai thì nhu cầu hàng ngày của mọi người sẽ phụ thuộc rất nhiều vào internet. Nó không chỉ dừng lại ở việc kết nối máy tính và điện thoại thông minh nữa. Nhiều thiết bị mà chúng ta hiện đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng cần có internet để phục vụ mọi người. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Xã hội Thông tin để biết được IOT là gì và liệu xu hướng này có phát triển trong tương lai hay không nhé!
IOT là gì?
IoT là gì? IoT là từ viết tắt của Internet of Things hay còn gọi là internet vạn vật là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên toàn thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Nhờ vào bộ xử lý giá rẻ và mạng không dây, có thể biến hóa mọi thứ, từ viên thuốc sang máy bay, thành một phần của IoT. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho những thiết bị, cho phép chúng giao tiếp mà không cần đến con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.
Ứng dụng của IoT là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Internet of Things là gì, chúng ta sẽ tiếp tục đến với các ứng dụng của IoT trong đời sống hiện nay. Một số ứng dụng thực tiễn của IoT bao gồm:
SmartHome – Nhà thông minh
Bạn sẽ thấy thật tuyệt vời nếu bạn có thể bật điều hòa trước khi bạn về đến nhà hoặc tắt đèn ngay cả khi bạn đã rời khỏi nhà. Đừng ngạc nhiên với việc IoT đang hình thành nên những công ty xây dựng các sản phẩm để làm cho cuộc sống của bạn trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Chi phí để sở hữu một ngôi nhà là chi phí lớn nhất trong cuộc đời của một gia chủ. Các sản phẩm SmartHome hứa hẹn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc
Wearable – Thiết bị đeo thông minh
Kính thực tế ảo, thiết bị đeo thể dục dùng để theo dõi, ví dụ như lượng calo tiêu thụ và nhịp đập của trái tim, hoặc dây đai theo dõi GPS, chỉ là một vài ví dụ về thiết bị đeo được mà chúng tôi đã sử dụng một thời gian .
Những ông lớn như Google, Apple, Samsung và những công ty khác đã phát triển và giới thiệu Internet of Things và ứng dụng của nó vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Điều tiên quyết của những công nghệ này là phải tiết kiệm năng lượng cao hoặc công suất cực thấp và có kích thước nhỏ gọn.
Ô tô
Công nghệ kỹ thuật số ô tô đã tập trung vào việc tối ưu hóa những tính năng bên trong xe. Nhưng hiện nay, sự tập trung này đang tăng cao theo hướng nâng cao trải nghiệm bên trong.
Xe ô tô được kết nối là một phương tiện có thể tối ưu hóa hoạt động của chính nó, bảo trì cũng như là sự thoải mái của hành khách bằng cách sử dụng những cảm biến trên xe và kết nối Internet.
Hầu hết những nhà sản xuất ô tô lớn cũng như một số công ty khởi nghiệp đang dũng cảm nghiên cứu các giải pháp kết nối. Các thương hiệu xe ô tô nổi tiếng như Tesla, BMW… cũng đang cố gắng mang đến một cuộc cách mạng ô tô tiếp theo.
Smart City – Thành phố thông minh
Giám sát giao thông thông minh, tự động, hệ thống quản lý năng lượng thông minh hơn, phân phối nguồn nước, an ninh đô thị và giám sát môi trường, tất cả mọi thứ đều là những ví dụ về ứng dụng của IoT cho thành phố thông minh.
IoT sẽ giải quyết những vấn đề lớn mà người dân sống ở các thành phố phải đối mặt như ô nhiễm, ùn tắc giao thông và thiếu nguồn cung cấp năng lượng…
8 xu hướng tương lai của Internet of Things
IoT sẽ buộc phải chuyển đổi loại hình kinh doanh
Những doanh nghiệp cần phải xây dựng được chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách tận dụng IoT để chuyển đổi tất cả những lĩnh vực kinh doanh và thấu hiểu được giá trị đích thực của công nghệ mang tính cách mạng này.
An ninh sẽ là một lợi thế trong việc phát triển chiến lược
Một trong các hạn chế lớn nhất hình thành nên điểm yếu của an ninh mạng là kiềm hãm sự đổi mới. Có tới 71% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát do Cisco thực hiện cho rằng rủi ro an ninh mạng đã ngăn cản sự đổi mới trong tổ chức của họ. Những mô hình kinh doanh mới và đổi mới chỉ có thể bền vững nếu được đảm bảo về mặt an ninh và người tiêu dùng tin tưởng rằng dữ liệu của họ được bảo vệ an toàn.
An ninh cần nên được mở rộng ra khắp mọi nơi
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia bị đe dọa an ninh mạng nhiều nhất. Khi những tổ chức, cơ sở hạ tầng và dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau thì những thiệt hại và tác động của các cuộc tấn công mạng ngày càng nghiêm trọng trên quy mô lớn hơn nữa. Vì thế, các tổ chức cần phải có một tầm nhìn trên toàn bộ hệ thống mạng và bám vào thông tin an ninh toàn cầu để đưa ra được quyết định tốt hơn trong khi vẫn đảm bảo được khả năng có thể ngăn chặn và khắc phục những mối đe dọa trước, trong và sau các cuộc tấn công. Điều này có thể xảy ra khi nhúng những tính năng bảo mật vào trong từng sản phẩm trên toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT, từ các cảm biến tới những mạng lưới cho tới dữ liệu.
Đám mây sẽ mang đến những giá trị đích thực cho các thành phố thông minh
Các thành phố thông minh được xây dựng dựa trên giả thuyết chất lượng của cuộc sống có thể được nâng cao nhờ vào cách chuyển đổi thông tin dữ liệu từ sự kết nối giữa các cảm biến, thiết bị và con người thành những hành động cụ thể. Để làm được điều đó, toàn bộ các dữ liệu được tạo ra cần được đặt tại nơi sao cho tất cả những bên liên quan, cả thành phần tư nhân và chính phủ, đều có thể dễ dàng truy cập và sử dụng được.
Những kỹ năng kỹ thuật số sẽ vô cùng cần thiết cho tương lai
Tiềm năng thật sự của thành phố thông minh và nền kinh tế số chỉ có thể được hiện thực hóa khi có được một lực lượng lao động với tay nghề và sự hiểu biết về kỹ thuật số hỗ trợ cho sự đổi mới, phát triển và duy trì các hệ thống công nghệ theo yêu cầu. Có khoảng 40% các nhà tuyển dụng trên toàn thế giới cho rằng việc thiếu những kỹ năng cần thiết chính là lý do hàng đầu cho các công việc dành cho người mới vào nghề.
Trung tâm dữ liệu sẽ trở thành xương sống của thành phố thông minh
Dữ liệu là mạch máu và những trung tâm dữ liệu sẽ rất quan trọng đối với sự thành công của thành phố thông minh bởi vì chúng chính là cơ sở thu thập, lưu trữ và phân tích hàng loạt những thông tin. Những nhà cung cấp trung tâm dữ liệu cần phải đảm bảo tốt khả năng mở rộng, tính linh hoạt, an ninh và tương thích với những sản phẩm khác có mặt trên thị trường là những ưu tiên hàng đầu cho cơ sở hạ tầng. Họ cũng cần nên triển khai những máy chủ được thiết kế đặc biệt để giải quyết khối lượng dữ liệu lớn và tốc độ gia tăng nhanh chóng của dữ liệu phi cấu trúc giúp các tổ chức có thể truy cập và phân tích dữ liệu ngay trong thời gian thực.
Kinh doanh là thị trường trọng điểm
Giá trị đích thực và thị trường ngay lập tức dành cho IoT đó là các đơn vị kinh doanh và các doanh nghiệp. Việc ứng dụng IoT sẽ tương tự với mô hình quảng bá CNTT truyền thống – B2C – nhiều hơn so với việc ứng dụng những phương tiện truyền thông xã hội và di động cá nhân do người tiêu dùng chỉ huy.
Ngành công nghiệp sẽ khác hoàn toàn so với thời điểm hiện tại
Giống như những ngày đầu của thời đại Internet, IoT hiện là một thị trường mới. Những doanh nghiệp mới, với những mô hình kinh doanh, cách tiếp cận và giải pháp mới có thể xuất hiện từ đâu đó và vượt qua những doanh nghiệp hiện tại. Những bước phát triển này sẽ đem đến rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những startup, trong việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mới lạ.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về IOT là gì và sự phát triển trong tương lai của công nghệ đầy thú vị này. Thực tế khó để dự đoán công nghệ thông minh sẽ phát triển như thế nào, nhưng đó là một phần của tương lai. Mạng lưới IoT đang phát triển mạnh mẽ, và trong tương lai sẽ xuất hiện thêm nhiều điều mới đối với các nhà kinh doanh. Cả những doanh nghiệp và khách hàng đều đang tiếp tục tìm kiếm không ngừng những cải tiến lớn và thế giới vẫn đang sẵn sàng đón nhận những tác động mà IoT sẽ mang lại cho cuộc sống.