Marketing thương hiệu là gì? Vai trò của Marketing thương hiệu đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Xahoithongtin đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi này cũng như tìm hiểu về tổng quan 4 bước làm Marketing thương hiệu cho doanh nghiệp trong bài viết sau đây.
Marketing thương hiệu là gì?
Thương hiệu chính là những ấn tượng được khắc sâu vào tâm chí của khách hàng về một dịch vụ, sản phẩm hoặc một tổ chức, doanh nghiệp nào đó.
Thương hiệu không chỉ dừng lại ở logo hay những yếu tố hình ảnh slogan gắn liền với chúng mà thương hiệu còn là những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ đó mang lại cho khách hàng. Những giá trị đó có thể mang giá trị vô hình hoặc hữu hình.
Marketing thương hiệu chính là các hoạt động marketing được thực hiện với mục đích tập trung vào củng cố niềm tin và thế mạnh của thương hiệu. Hay nói cách khác marketing thương hiệu là hoạt động truyền thông nhằm nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp hay giá trị thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ.
Để có thể marketing thương hiệu hiệu quả thì đòi hỏi khả năng truyền tải một thương hiệu, một định vị phải hấp dẫn, rõ ràng cũng như có khả năng phân tích và thu thập dữ liệu để hỗ trợ cho các thông điệp qua các chiến lược Digital Marketing và chiến lược quảng bá offline.
Vai trò của Marketing thương hiệu
Brand Marketing là hoạt động cần thiết để tạo ra giá trị tổng thể dựa trên các giá bị bản sắc riêng, phong cách riêng doanh nghiệp hoặc đặc điểm, thuộc tính riêng của sản phẩm, dịch vụ và nhiều yếu tố khác. Hoạt động để tiếp thị thương hiệu đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích như:
Nâng cao giá trị của thương hiệu
Các hoạt động truyền thông hay tiếp thị thương hiệu sẽ giúp nâng cao giá trị của thương hiệu. Từ đó sẽ góp phần nâng các giá trị của doanh nghiệp bởi thương hiệu luôn gắn liền với doanh nghiệp và được coi là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp.
Tạo ra khách hàng mới
Việc hình ảnh thương hiệu được lan toả, truyền tải và tiếp cận đến đông đảo công chúng và các nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp những người có nhu cầu tìm đến các sản phẩm, dịch vụ từ đó giúp thương hiệu có thêm những khách hàng mới quan tâm về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Chưa hết, khi thương hiệu của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi với hình ảnh tích cực hơn sẽ giúp người dùng thêm tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và thu hút khách hàng tiềm năng.
Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Khi doanh nghiệp thực hiện tiếp thị thương hiệu sẽ giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến với công chúng cùng các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua các hoạt động truyền thông.
Qua đó, khách hàng sẽ có những cái nhìn thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp và khả năng nhận diện thương hiệu cũng được nâng cao.
Xây dựng lòng tin của khách hàng và hài lòng từ nhân viên
Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhận lại sự tin tưởng hơn và dễ dàng chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng.
Khi hình ảnh thương hiệu của doanh được xây dựng tốt, nhân viên sẽ rất tự hào khi được chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh khi bản thân được làm việc trong một thương hiệu uy tín từ đó họ cũng có thể giới thiệu về sản phẩm công ty cho người quen.
4 bước làm Marketing thương hiệu cho doanh nghiệp
Để có thể triển khai marketing thương hiệu một cách tối ưu nhất và đạt hiệu quả tốt nhất, mang về lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp thì bạn cần phải theo 4 bước cơ bản dưới đây.
Bước 1: Nhận diện người dùng
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi làm marketing thương hiệu hay bất kỳ một chiến lược tiếp thị nào cho doanh nghiệp cũng không thể bỏ qua.
Bởi chỉ khi thực hiện nhận diện người dùng tốt mới có thể khiến cho chiến lược marketing đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí ngân sách nhiều hơn.
Ngoài ra, ở bước này cũng sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới một cách chính xác.
Bước 2: Xây dựng chiến lược
Ở bước này, bạn cần phải thực hiện các công việc bao gồm định vị thương hiệu, tạo danh mục thương hiệu và đặt mục tiêu cho chiến lược. Trong Brand Marketing thì bước xây dựng chiến lược là quan trọng nhất bởi nó có tính quyết định hướng đi mà bạn lựa chọn có chính xác hay không.
Hơn nữa, nó cũng giúp bạn xác định được các thương hiệu được người dùng ưa thích nhiều nhất hiện nay.
Bước 3: Thực hiện chiến lược Marketing thương hiệu
Khi đã hoàn thành hoạch định chiến lược, bước tiếp theo bạn cần phải làm là triển khai chiến dịch marketing thương hiệu của mình dựa trên 3 công việc chính là phát triển sản phẩm, tiến hành quảng cáo – PR và thực hiện việc kích hoạt thương hiệu.
Bước 4: Đánh giá và kiểm tra kết quả
Để chiến dịch có được hiệu quả như mong muốn cần phải có sự hỗ trợ của nhiều bộ phận như Trade Marketing và Sale. Sau đó, hay đầu tư một chút chi phí để có thể kiểm tra kết quả của chiến dịch.
Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả một cách chính xác cũng như những thiếu sót để rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sau.
Xu hướng Brand Marketing hiện nay
Để biết được xu hướng quan trọng trong Marketing thương hiệu bạn có thể tham khảo trong phần dưới đây.
- Sử dụng quảng cáo: Đây là cách làm hiệu quả giúp tiếp cận công chúng, dễ dàng tối ưu phạm vi tiếp cận và có thể tối ưu chiến dịch thương hiệu theo thời gian thực.
- Kết hợp với video Marketing: Sử dụng video rất hiệu quả trong việc giúp gia tăng nhận diện thương hiệu bởi nhiều người thích tìm hiểu về một sản phẩm, dịch vụ qua video hơn là các định dạng nội dung như hình ảnh, văn bản.
- Tiếp cận đa kênh: Việc tiếp thị thương hiệu qua nhiều kênh khác nhau như digital, blog, social media,… sẽ giúp tối ưu performance.
Những lưu ý khi triển khai Marketing thương hiệu
Bất kỳ doanh nghiệp có quy mô như thế nào cũng cần thực hiện tiếp thị thương hiệu. Và dưới đây sẽ là một vài lưu ý khi triển khai Marketing thương hiệu.
- Hãy dành thời gian cho việc nghiên cứu và đo lường. Nếu như bạn nghiên cứu các thương hiệu đối thủ kỹ càng sẽ giúp cho bạn phát hiện ra được điểm mạnh, những khách biệt của thương hiệu mình. Và việc đo lường sẽ giúp cho doanh nghiệp phân bổ Marketing phù hợp để qua thử thách và đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Phải phân biệt được thương hiệu và Marketing thương hiệu. Bạn nên nhớ rằng thương hiệu chính là tính cách của doanh nghiệp đó còn Marketing là cách thức để chia sẻ tính cách đó đến với khách hàng.
- Hãy cho khách hàng biết các thuộc tính của thương hiệu để chứng minh sự uy tín thay vì chỉ nói không. Bạn cần chứng minh bằng giá trị để khách hàng có thể tự đánh giá và cảm nhận.
Việc xây dựng chiến lược tiếp thị thương hiệu là điều cần thiết với bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn gia tăng doanh thu và tạo ra nhận thức riêng biệt về thương hiệu.
Qua những chia sẻ về 4 bước làm Marketing thương hiệu cho doanh nghiệp hy vọng các bạn đã có thêm thông tin giá trị và các góc nhìn thú vị hơn về Marketing thương hiệu.